Trích đoạn Nào Pê Chầu người Mông – Tết cổ truyền || Văn hóa dân tộc Mông || Tỉnh Điện Biên



2.2. Phần hội
Tết “Nào Pề Chầu” là một lễ hội đặc trưng tiêu biểu, thể hiện rõ nhất về bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Ngày tết, ngoài các nghi lễ để tạ ơn tổ tiên, đất trời và cầu mong cuộc sống của năm mới luôn bình yên, hạnh phúc. Đây cũng là ngày hội đoàn kết, đưa mọi người trong cộng đồng làng bản xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn, để chung sức xây dựng và phát triển bản làng. Từ sáng sớm ngày mồng 01 tết không khí ngày tết đã tràn ngập khắp bản làng, người cao niên rủ nhau ngồi uống rượu và chúc nhau những lời may mắn của năm mới, còn lớp thanh thiếu niên họ là những người náo nhiệt tạo lên không khí của ngày hội. Những hoạt động văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian rất phong phú và thu hút tất cả mọi tầng lớp tham gia rất nhiệt tình, sôi nổi. Một số trò chơi, văn nghệ, thể thao dân gian gắn liền với tết cổ truyền “Nào Pê Chầu” và văn hóa Mông như: Múa ô, đánh cù (tù lu), ném pao (pó po), hát ống (cha xài), thổi khèn (tsua kênh), thổi sáo (tsua cha), kéo nhị (ko tra), thổi đàn môi (tsua chà)…
– Múa ô: Chiếc ô không chỉ gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông, che mưa nắng những lúc lên nương rẫy, trong hội xuân các cô gái còn dùng ô để tô điểm thêm bộ trang phục sặc sỡ và chế lấp những lúc e ngại trước bạn tình.

Cột đu: Đây là trò chơi thường được người Mông tổ chức, chiếc đu vừa là trò chơi bập bênh vừa quay vòng tròn, thường 1 nam 1 nữ thể hiện. Khi sự giao thoa giữa các dân tộc với nhau trong các mùa tết, các bản với đầy đủ sắc tộc đến bản nhau để chung vui ngày tết thì những chiếc đu cũng nhiều loại chủ yếu để truyền tải được ý nghĩa và cách thức chơi cho các dân tộc cùng trải nghiệm. Có chiếc đu thì nằm ngang, chiếc thì soay tròn cao thấp tạo độ khó và lấy đó thi tài cho mọi người.
– Ném Pao: Tiếng dân tộc Mông có pó po (pa pao) là một trò chơi của dân tộc Mông, hình thức chơi đơn giản số người chơi không giới hạn. Đây là trò chơi dân gian để chơi phù hợp với nhiều đối tượng, tuy nhiên thường được các bạn trẻ nam nữ thanh niên tới các em nhỏ tham gia đông đảo và nhiều ý nghĩa.
Trò chơi diễn ra trên một khoảng sân rộng, bằng phẳng, tuỳ vào điều kiện sân chơi rộng hay hẹp, có thể tổ chức nhiều nhóm chơi. Khi chơi pa pao (pó po) người chơi được chia làm hai hàng đứng quay mặt vào nhau. Người chơi có thể là một hàng năm một hàng nữ, hoặc cũng có thể nam nữ ở mối hàng đúng đan xen lẫn nhau và so le với hàng đối diện, số lượng quả pao tương ứng với từng đôi một, người chơi tung pa pao có thể tung quả pa pao cho người đối diện với mình ở hàng bên kia và ngược lại (hoặc cũng có thể tung chéo sang người bên cạnh).Qua trò chơi người chơi muốn được giao lưu tình cảm với nhau, họ muốn tìm kiếm một sự đồng điệu với người cùng tung còn với mình nên hầu như họ chơi mà không cần có sự cổ vũ nào, họ chơi bằng chính sự thôi thúc giục giã của trái tim, của ánh mắt, lời hát. Theo quan niệm của người Mông khi đi ném còn mà người nào bắt quả pa pao không để rơi, vừa ném gạo vừa hát hay thì đó là người có bàn tay khéo, tài năng và có thể chọn để làm vợ hoặc làm chồng. Những trò chơi dân gian nói chung và tung pa pao nói riêng, đó là những nét đẹp văn hoá đặc trưng riêng dân tộc Mông cần bảo tồn và phát triển.
Như vậy, sau những ngày lên rẫy làm nương, lên rừng chặt củi mệt nhọc vất vả, đến với lễ hội là dịp để người ta trút bỏ những gánh nặng, những mệt mỏi thường ngày để đắm mình vào những trò chơi điệu múa, câu hát của dân tộc mình, để có được những khoảnh khắc thư giãn thực sự và phục hồi sức lao động, để sau mỗi dịp nghỉ ngơi năng suất lao động lại tăng lên nhiều lần. Trên thực tế, lễ hội “Nào Pê Chầu” là sinh hoạt văn hóa cộng đồng quan trọng của người Mông. Chúng ta có thể thấy được ở đồng bào niềm tin vào cuộc sống, tinh thần có kết cộng đồng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của người Mông; và bên cạnh đó là cả một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ được thể hiện, được phô bầy với nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật ứng xử… Vì những lẽ ấy. “Nào Pề Chầu” đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần vào việc “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết Trung Ương 5, khóa VIII đã đề ra

Nguồn: https://tasla.vn/

Xem thêm: https://tasla.vn/van-hoa-doi-song/doi-song/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *